Kết quả và hiệu quả của cải cách hành chính 2016-2020 Cải cách hành chính Việt Nam 2016–2020

Dư ra 20.000 cán bộ cấp xã, phường, thị trấn

Theo kế hoạch sắp xếp, sáp nhập trên quy mô toàn quốc, tại 45 tỉnh, thành phố tiến hành và hoàn tất việc thực hiện sáp nhập cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, sau đó giảm được 6 đơn vị cấp huyện, giảm 560 xã và đặc biệt dôi dư ra 20.000 cán bộ các cấp xã phường, thị trấn. Sau dôi dư, phương án nào để giảm hẳn được số lượng cán bộ này sẽ là vấn đề lớn và cần được giải quyết thấu đáo, kịp thời.[11].

Dôi dư ra nhiều cơ quan công sở

Việc hợp nhất các cơ quan báo chí ở địa phương và các ngành đã làm dôi dư ra nhiều công sở của ngành báo. Các công sở này được trả lại hoặc một số đang chờ những phương án sử dụng hiệu quả hơn.

Thực hiện chủ trương sáp nhập các xã, chỉ riêng tỉnh Hà Tĩnh đã dôi dư 46 trụ sở. Trong đó có những trụ sở xã vừa xây dựng, tu bổ với kinh phí nhiều tỷ đồng nhưng buộc phải bỏ hoang.[12]. Nhiều trụ sở vừa xây mới hoặc vừa sửa sang, nâng cấp. Theo phòng quản lý giá và công sản (Sở Tài chính Hà Tĩnh) cho biết, đối với các trụ sở xã đang bỏ hoang sắp tới sẽ có phương án. Một số trụ sở xã sẽ bán, số tiếp tục sử dụng, có một số xã sẽ điều chuyển.[13] Nếu tính trên bình diện cả nươcs có thể dôi dư ra hàng ngàn trụ sở của các cơ quan hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.

Ngành công an: giảm chi hàng ngàn tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho hay sau khi cải cách hành chính ở ngành này đã tiết kiệm chi được hàng ngàn tỷ đồng. Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết chi tiết hơn là việc bỏ 6 tổng cục, Bộ Công an tiết kiệm 1.000 tỷ [14].

“Đây là sự thay đổi trong tư duy, cách làm việc, phong cách làm việc chứ không chỉ thay đổi về bộ máy. Tư duy mới và phương pháp làm việc mới rất quan trọng, mới có thể góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy”, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh là chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an không có gì thay đổi nhưng bộ máy tổ chức lại có hiệu quả. Có 2 việc lớn là không tổ chức cấp trung gian và đưa lực lượng chính quy xuống bám sát cơ sở, bám vào dân. Nói về việc không tổ chức cấp trung gian - tổng cục, Bộ trưởng Công an cho biết trong 72 năm hoạt động của ngành, có 36 năm có tổng cục, 36 năm không có. Về việc ra đời cấp tổng cục, xuất phát điểm đầu tiên là chủ trương xây dựng những đơn vị nòng cốt để tách 2 Bộ An ninh và Bộ Công an phụ trách lực lượng cảnh sát.

“Có lúc Bộ Công an có 8 tổng cục, rồi thu gọn lại thành 6. Trong quá trình cải cách có rất nhiều ý kiến. Và hệ 'chân rết' ở địa phương là Ban chỉ huy an ninh, Ban chỉ huy cảnh sát của 2 Tổng cục cũng thực hiện được mấy năm thì quá cồng kềnh, quá phức tạp nên giải tán ngay. Cuối cùng chỉ còn Bộ là còn cấp tổng cục”, Bộ trưởng Tô Lâm lý giải chi tiết việc này trong các bài phát biểu của ông năm 2019.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cải cách hành chính Việt Nam 2016–2020 http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/su-dung-hop-... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://moha.gov.vn/tin-tuc-su-kien/diem-tin/yeu-ca... https://web.archive.org/web/20200212163932/http://... https://web.archive.org/web/20200506102731/https:/... https://baodautu.vn/quoc-hoi-cho-y-kien-ve-thi-die... https://laodong.vn/xa-hoi/chua-co-phuong-an-xu-ly-... https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/cap-the-can-cuoc... https://nhadautu.vn/de-xuat-hop-nhat-5-doan-the-ch... https://plo.vn/thoi-su/co-the-bo-so-ho-khau-bang-g...